Các cao ốc mọc lên chi chít, hạ tầng oằn mình gánh chịu với nạn kẹt xe, tắc đường là tình trạng không hề hiếm tại nhiều cung đường tại TPHCM.

Mới đây, tại phiên chất vấn kỳ họp cuối năm của HĐND TP.HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu yêu cầu Sở Xây dựng làm rõ việc cấp phép xây nhà cao tầng, đặc biệt là trung tâm thương mại tại nội đô có hay không tính tới việc kẹt xe, ùn tắc. Bà Châu lấy dẫn chứng cụ thể về dự án Saigon Center và Saigon Square tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi (quận 1) và cho biết giờ đây khu vực này liên tục có kẹt xe vì lượng người đến đây mua sắm, làm việc tăng cao.

Nhà cao tầng mọc lên đến đâu hạ tầng quá tải đến đó, TPHCM đang nghẹt thở
Nhà cao tầng mọc lên đến đâu hạ tầng quá tải đến đó, TPHCM đang nghẹt thở

Theo một số đại biểu HĐND, khi thành phố quy hoạch phát triển đô thị vệ tinh, chỉ một hai con đường chính được chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng, nhưng hàng trăm dự án chung cư cao tầng với hàng chục nghìn người sinh sống đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống giao thông nội ngoại khu.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở ngay khu vực trung tâm TP.HCM đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Phạm Ngọc Thạch (quận 3) dài khoảng 1km đã có đến 18 cao ốc. Trong đó có nhiều cao ốc vừa đưa vào khai thác với quy mô trên 20 tầng (chưa kể tầng hầm, lửng).

Tương tự, đường Hai Bà Trưng chỉ đoạn ngắn từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Du (quận 1) cũng có 10 cao ốc cũ, mới và chưa kể đến bốn cao ốc khác đang xây dựng. Trong đó, đặc biệt là khu phức hợp Kumho Asiana Plaza vừa có khoảng 270 căn hộ vừa là trung tâm thương mại và có cả văn phòng cho thuê.

Tình trạng các dự án nhà ở cao tầng chen nhau mọc lên không chỉ diễn ra tại quận 1 mà một số khu vực tập trung phát triển khu đô thị vệ tinh cũng đang trong tình trạng tương tự.

Điển hình như tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 nối Nhà Bè, chỉ với chiều dài chưa tới 3km nhưng đã phải oằn mình “cõng” hơn 50 dự án nhà ở cao cấp, trong đó có một số dự án gần 8.000 căn hộ. Theo khảo sát, xung quanh khu vực cầu Rạch Đĩa hiện có 5 dự án chuẩn bị khởi công xây dựng, trong tương lai sẽ cho ra thị trường gần 30.000 căn hộ cao cấp. Trong khi đó, tuyến đường này thuộc dạng độc đạo kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước với trung tâm thành phố.

Cũng tại quận 7, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được cho là dự án dân cư hiện đại kiểu mẫu của cả nước, với tuyến đường Nguyễn Văn Linh rợp bóng cây xanh. Tuy nhiên, với tốc độ lưu thông các loại xe container hạng nặng đang làm cho cư dân đang sinh sống trong khu vực này hàng ngày lo lắng. Mỗi ngày, xe tải chạy ra vào cảng Hiệp Phước từ đường Nguyễn Văn Linh ra cầu Phú Mỹ tạo nên mật độ giao thông dày đặc, bụi tung mịt mù, đêm ngủ tiếng xe container vẫn bóp còi inh ỏi.

Một “điểm đen” giao thông khác tuyến đường Mai Chí Thọ thuộc quận 2- con đường kết nối với trung tâm TP.HCM thông qua hầm vượt sông Sài Gòn. Khảo sát cho thấy trong khoảng cách chưa đến 1km đã có 30 dự án cao tầng đã và đang xây dựng.

Song song đó, nhức nhối nhất là “điểm đen” kẹt xe tại nút giao thông Mỹ Thủy. Tại nút giao thông này hiện đang chịu áp lực rất lớn bởi hàng ngày có hơn cả nghìn lượt xe các loại di chuyển qua đây. Trong đó chủ yếu là xe tải, container phía Đông và Tây Bắc TP.HCM theo hướng Xa lộ Hà Nội về đường Đồng Văn Cống qua nút giao Mỹ Thủy vào cảng Cát Lái. Điều này khiến không ít dự án từng được kỳ vọng rất hoành tráng, nhưng hiện tại đang lâm vào cảnh “sống dở, chết dở”.

Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, dân số thành phố khoảng 10 triệu người, trong đó dân số tại khu vực nội thành sẽ 7-7,4 triệu người và dân số ngoại thành khoảng 2,6-3 triệu người. Số khách vãng lai và tạm trú (dưới 6 tháng) khoảng 2,5 triệu người.

Các chuyên gia cho rằng không gian TP.HCM hiện không phát triển được thêm được vì có các khu bảo tồn, hệ thống sông rạch, do vậy phải cố gắng giữ dân số trong khoảng 10 triệu dân. TP.HCM hiện đang “cầu cứu” đến quy hoạch của cả vùng, phát triển các vùng để kéo giãn dân ra khỏi thành phố, còn nếu dân số vượt mức 10 triệu thì TP.HCM sẽ không chịu nổi, sẽ bị kẹt xe mãi mãi.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư Gamuda Land theo: Hotline: 0815 937 937 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới!

Error: Contact form not found.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888 231 620