Tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 23/12, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP .

Một góc quận 7, Tp.HCM. Ảnh: Bloomberg

Mục tiêu xây dựng dự thảo Nghị định là nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đáp ứng yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong giai đoạn tới.

Về bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các cam kết của nhà đầu tư chiến lược phải được thể hiện trong cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền; điều chỉnh việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện sau cuộc bán đấu giá công khai bỏ hình thức bán thỏa thuận trước; thay đổi thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư chiến lược là 3 năm (thay cho 5 năm) để phù hợp với quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 119 Luật doanh nghiệp (xác định như cổ đông sáng lập).

Liên quan đến nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, dự thảo Nghị định sửa theo hướng quy định rõ công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố (cho phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Về thực hiện kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, dự thảo Nghị định bổ sung đối tượng thực hiện kiểm toán nhà nước, cụ thể là: công ty mẹ thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty mẹ thuộc Tổng công ty nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 5.000 tỷ đồng trở lên; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Về vấn đề đất đai trong quá trình cổ phần hóa, dự thảo Nghị định đã điều chỉnh quy định yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và hoàn thành trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Khi đó, diện tích đất mà doanh nghiệp sử dụng chưa đúng mục đích, chưa phù hợp với quy hoạch, chưa phù hợp với ngành nghề kinh doanh sẽ được các địa phương xem xét, quyết định để thu hồi lại. Doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được giao đất theo quy định của Luật Đất đai để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.

Đối với các lô đất doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa tiếp tục thực hiện theo quy định hiện nay, việc xác định giá đất cụ thể (cả thuê và giao) theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Căn cứ giá đất cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao và thuê) công bố, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm tính vào giá trị doanh nghiệp và nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với diện tích đất thuê, doanh nghiệp cổ phần hóa phải ký hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm như các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác.

Ngoài 3 phương thức bán cổ phần hiện hành (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), dự thảo Nghị định bổ sung thêm phương pháp mới là phương pháp dựng sổ (book building). Phương pháp dựng sổ là quá trình tạo lập, tiếp nhận và ghi lại cầu cổ phiếu của nhà đầu tư, tổ chức phát hành sẽ thực hiện chào bán ra công chúng thông qua bảo lãnh phát hành. Theo đó, tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với tổ chức phát hành xác định khoảng giá dự kiến và dựa vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở dựng sổ lệnh về nhu cầu nhà đầu tư để xác định mức giá cuối cùng. Đồng thời quy định rõ số lượng cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng tối thiểu bằng 10% vốn điều lệ.

Giải quyết vấn đề chính sách ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa để đơn giản hóa thủ tục mà vẫn tạo thuận lợi cho người lao động nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp sau cổ phần, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả người lao động tại các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ – doanh nghiệp cấp II – chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị một cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần), phần giá trị ưu đãi này được trừ vào vốn nhà nước khi quyết toán và người lao động phải bỏ tiền để thanh toán 60% giá trị một cổ phần ưu đãi này theo mệnh giá.

Đồng thời cũng quy định, tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa được mua cổ phần với giá như giá bán cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp và điều chỉnh thời gian không được chuyển nhượng cổ phần của tổ chức công đoàn là 3 năm tương tự như thời gian được chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư Gamuda Land theo: Hotline: 0815 937 937 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới!

Error: Contact form not found.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0886 37 47 37